Cây So Đũa
Nguồn gốc và sự phân bố Cây So Đũa trên thế giới
Cây So Đũa là một loại cây thân gỗ thuộc chi Sesbania trong họ Đậu (Fabaceae). Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ hay Đông Nam Á và mọc ở những nơi nóng ẩm.
Cây phân bố nhiều ở các vùng nhiệt đới Châu Á như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, và Việt Nam từ mực nước biển 1- 800 m, cây có thể mọc hoang hoặc trồng theo bờ ruộng, ven đê, ven đường, trong sân, vườn…
Nguồn gốc và sự phân bố Cây So Đũa trên thế giới
Ngoài ra, Cây So Đũa còn được trồng ở Miền Nam Florida (Mỹ), Miền Nam Mexico và hầu hết các nước Trung Mỹ đến Nam Mỹ. Để làm nguyên liệu làm bột giấy và trồng nấm (NAS, 1980).
Sự phân bố Cây So Đũa tại Việt Nam
Ở nước ta Cây So Đũa phát triển mạnh ở Miền Trung trở vào. Ở Nam Bộ Cây So Đũa mọc hoang hoặc được trồng theo bờ kênh, bờ ruộng, đất vườn.
Sự phân bố Cây So Đũa tại Việt Nam
Người dân sử dụng Lá So Đũa làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là làm thức ăn chăn nuôi dê. Lá So Đũa tươi còn được dùng làm thức ăn cho cá mè, trắm cỏ, rô phi, ủ chua làm thức ăn cho bò, heo rất tốt. Thân, nhánh Cây So Đũa làm củi đun. Thân cây dùng làm nguyên liệu trồng nấm.
Bông So Đũa dùng như rau đặc sản cao cấp, dùng trong các món gỏi, lẩu, muối dưa chua. Các bộ phận thân, cành, nhánh, lá, hoa So Đũa được dùng làm thuốc chữa bệnh.