CHIA SẺ

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Ở ĐÂU BÁN GIỐNG CÂY SO ĐŨA TỨ QUÝ ?

Cây So Đũa Tứ Quý không còn xa lạ đối với nhiều người dân ở Miền Nam Bộ, các sản phẩm từ So Đũa được sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Vì thế, hầu hết mỗi gia đình đều trồng trong vườn từ 1-2 Cây So Đũa để vừa làm bóng mát, vừa có rau ăn. Vài năm gần đây, nhu cầu cây giống của loại cây này tăng rõ rệt nhờ được ứng dụng mạnh mẽ vào việc trồng làm thức ăn chăn nuôi gia súc.


Cây Giống So Đũa Tứ Quý

Ở đâu bán Giống Cây So Đũa Tứ Quý ?

Cây So Đũa dễ dàng nhân giống từ hạt, người trồng có thể tự chọn hạt và nhân giống tại nhà. Nhưng việc nhân giống đòi hỏi những kỹ thuật xử lý hạt và kích thích hạt nảy mầm. Vì thế, việc tự nhân giống chỉ đáp ứng được nhu cầu ít về cây giống. Với những trạng trại có diện tích lớn nhu cầu lên tới vài trăm, vài nghìn Cây So Đũa Giống thì việc tự nhân giống khó có thể đáp ứng.

Vậy ở đâu Bán Giống Cây So Đũa Tứ Quý chất lượng, giá rẻ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các chủ trang trại. Người mua cây cũng dễ bị nhiễu thông tin do quá nhiều nơi rao bán Cây So Đũa Giống mà chất lượng khó kiểm nghiệm, giá thành chênh lệch.


Ở đâu bán Giống Cây So Đũa Tứ Quý

Một trong những địa chỉ bán cây giống nói chung, Cây So Đũa Tứ Quý Giống nói riêng được Bà con nhiều nơi tin dùng đó là Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn. Vườn ươm đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp sỉ lẻ cây giống các loại với mọi loại kích thước, mọi số lượng lớn nhỏ. Hơn nữa, Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn luôn cam kết giá tốt, chi phí hợp lý, dịch vụ vận chuyển cây giống tận nơi. Khách hàng còn được tư vấn hướng dẫn hoàn toàn miễn phí kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây So Đũa.

Hướng dẫn Mua Cây So Đũa Tứ Quý Giống


Hướng dẫn Mua Cây So Đũa Tứ Quý Giống

Khách hàng có nhu cầu Mua Cây So Đũa Tứ Quý Giống mọi kích thước, mọi số lượng vui lòng gọi số 0389667517 hoặc truy cập webiste http://cayxanhgianguyen.com/ để đặt Mua Cây Giống Online. Ngoài ra, Quý khách hàng có thể tơi trực tiếp vườn ươm cây giống tại địa chỉ đường DT741 (Quốc lộ 14) ấp An Hòa, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước hoặc văn phòng đại diện của công ty tại địa chỉ số 61, Đường số 12, Khu Đô Thị Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SO ĐŨA TRỔ HOA QUANH NĂM

Cây So Đũa là một cây có hàm lượng dinh dưỡng khá cao đồng thời còn là một loại Cây Thảo Dược quý. Vì vậy, mỗi gia đình đều muốn trồng Cây So Đũa trong vườn nhà để có thu hoạch. Hoa và hạt Cây So Đũa được người dân sử dụng nhiều hơn cả và rất có ích cho sức khỏe con người.


Kỹ thuật trồng Cây So Đũa trổ hoa quanh năm

Chuẩn bị đất trồng So Đũa tại nhà

Cây So Đũa thích hợp với nhiều loại đất: đất nhẹ, tơi xốp, phì nhiêu cũng như đất nặng, đất nghèo, ít phèn, đất khô vừa hay ẩm; rễ có rất nhiều nốt sần to thu hút đạm khí trời (ni –tơ) làm màu mỡ cho đất. Bạn có thể trồng So Đũa trong vườn hoặc trong thùng xốp, chậu.

Bạn cần đập vụn đất thịt nhưng không vỡ vụn ra như cát sẽ phản tác dụng. Trộn vôi bột, khoảng 20kg/1ha. Nếu trồng tại nhà thì trộn 1 vốc tay/thùng xốp. Sau đó, bạn phơi ải đất, thời gian ít nhất từ 5 -7 ngày để diệt trùng một số mầm bệnh có trong đất như ấu trùng, kén, nhộng, nấm bệnh.

Bạn trộn hỗn hợp đất thịt đã phơi ải trên với giá thể tơi xốp như mùn dừa, xơ dừa, tro trấu, trấu hun với phân chuồng hoai mục (phân gà, phân chuồng, phân cá,…) hoặc phân trùn quế. Một thùng xốp khoảng 30kg đất trộn với 1-3kg phân chuồng hoai mục. Tỉ lệ tốt nhất khoảng 70% đất + 30 tro trấu, phân hoai mục.

Gieo hạt hoặc trồng cây con

Bạn có thể tự gieo hạt So Đũa để có cây con tại nhà hoặc có thể mua cây con từ các vườn ươm. Nếu gieo hạt, bạn ngâm hạt trong nước tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh (khoảng 40 độ C) trong 3 tiếng, vớt ra, rửa sạch, để ráo nước. Lấy miếng vải cotton thấm nước tốt, nhúng nước, vắt kiệt rồi bọc hạt vào. Bạn cho miếng vải đã bọc hạt vào túi nilon bịt kín, đem cất chỗ thoáng mát hoặc tủ lạnh – ngăn mát (khoảng 20 độ C). Sau 2 – 5 ngày hạt sẽ nứt nanh, mọc mầm. 


Gieo hạt hoặc trồng Cây Con So Đũa

Tạo cây giống: Bạn đào các hố nhỏ khoảng 5 – 20 cm nếu trồng ngoài đất; cách nhau 40 – 50 cm để gieo hạt trực tiếp hoặc tốt nhất là gieo hạt vào bầu, khay ươm tiện chăm sóc.

Độ sâu gieo hạt: 2-3 cm. Khi cây con ra 2 – 5 lá thật, bạn tiến hành đánh cây từ bầu, khay ươm ra đất đã chuẩn bị sẵn nếu ươm từ bầu, khay ươm để mang đi trồng.

Chăm sóc Cây So Đũa ra hoa quanh năm


Chăm sóc Cây So Đũa ra hoa quanh năm

Sau khi trồng cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây, đồng thời bón phân định kỳ cho cây, cần bón cả phân chuồng hoai mục và phân vô cơ để đạt hiệu quả cao nhất.

Cây So Đũa mọc rất nhanh, sau một năm đã có thể vươn cao từ 4 m đến 10 m, đường kính khoảng 25 cm. Bông mọc thành từng chùm, 2 – 3 bông, được sử dụng làm rau trong gia đình.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY SO ĐŨA TỨ QUÝ

Cây So Đũa Tứ Quý là loại Cây Nhiệt Đới, chịu nóng tốt, cây dễ trồng dễ chăm sóc. Loài cây này được người dân Miền Nam trồng nhiều để sử dụng làm rau ăn hàng ngày và chữa một số bệnh. Công việc chăm sóc Cây So Đũa rất đơn giản không tốn nhiều thời gian và cây cho năng suất cao.


Cách chăm sóc Cây So Đũa Tứ Quý

Chăm sóc thời gian đầu sau khi trồng

Thời gian đầu mới trồng cây còn non yếu nên cần được chăm sóc kỹ lưỡng, hàng ngày bạn cần tưới nước 1 – 2 lần cho cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Sau đó, 1 tuần chỉ cần tưới nước 1 – 2 lần.

Hàng tháng, Bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng việc bón phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Bạn cũng cần thường xuyên làm cỏ, vun xới cho cây.


Chăm sóc thời gian đầu sau khi trồng Cây So Đũa Tứ Quý

Chăm sóc cây khi đã trưởng thành

Cây So Đũa Tứ Quý lớn rất nhanh, vì thế khi bắt đầu trồng cây này nên trồng ngoài đất rộng. Cây phát triển mạnh và thuộc loại cây lâu năm nên cần lượng đất lớn để nuôi dưỡng. Nếu trồng trong chậu thì tốc độ cũng như kích thướt cây sẽ bị chậm lại so với những cây trồng bên ngoài.


Chăm sóc Cây So Đũa Tứ Quý khi đã trưởng thành

Cây So Đũa dễ ra hoa và trồng được nhiều vùng đất, cây chịu nắng tốt và không trồng được trong râm. Khi cây phát triển lớn thì phải cắt bỏ bớt những nhánh bên dưới để tập trung nuôi dưỡng những cành nhánh bên trong. Vào mùa mưa bão thì nên mé một số nhánh lớn hoặc hãm độ cao của cây để tránh bị đổ ngã.

Bạn cần bón phân hữu cơ định kỳ, ranh bầu làm sạch cỏ ở xung quanh gốc, tưới nước giữ độ ẩm cho cây. Đồng thời, Bạn cũng cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây kịp thời.

CÁCH TRỒNG CÂY SO ĐŨA

Cây So Đũa có nhiều lợi ích trong đời sống. Ngoài việc được dùng để chiến biến nhiều món ăn ngon thì Bông So Đũa còn có tác dụng chữa nhiều loại bệnh như cảm cúm, hạ đờm suyễn, ho ngứa cổ, dễ tiêu hóa, trị viêm ruột… Dưới đây là cách trồng Cây So Đũa.


Cách trồng Cây So Đũa

Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng: Cây So Đũa có thể trồng trong vườn hoặc bạn có thể tận dụng chậu lớn, bao tải, bao xi măng, thùng xốp để trồng. Tuy nhiên, nếu trồng trong chậu thì tốc độ cũng như kích thướt cây sẽ bị chậm hơn so với những cây trồng bên ngoài.


Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng Cây So Đũa

Đất trồng: Cây So Đũa ưa phát triển trên nền đất nhẹ, tơi xốp, phì nhiêu cũng như đất nặng, đất nghèo, ít phèn… Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Chọn giống và trồng cây

Chọn giống: Cây So Đũa thường được trồng bằng hạt. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán hạt giống. Hiện nay trên thị trường có 3 loại So Đũa là So Đũa Trắng, Hồng và Đỏ. Hoặc bạn có thể Mua Cây Giống tại các vườn ươm.


Chọn giống và trồng Cây So Đũa

Mật độ trồng:
Bạn đào các hố nhỏ khoảng 5 – 20cm nếu trồng ngoài đất; cách nhau 40 – 50cm, đã bón lót phân. Bạn có thể gieo hạt trực tiếp hoặc trồng cây con vào hố đã chuẩn bị.

Cách trồng: Tại giữa hố đã chuẩn bị bạn đào một hố vừa với bầu cây giống, sau đó tháo lớp nilon bọc bầu cây và hạ cây giống xuống hố, san lấp đất vào gốc cây để cố định cây. Sau khi trồng, cần tưới nước bằng vòi phun nhẹ cho cây và cắm cọc cố định, bảo vệ cây.

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

MÔ HÌNH LÀM GIÀU TRỒNG CÂY SO ĐŨA KẾT HỢP NUÔI DÊ

Cây So Đũa dễ trồng, dễ chăm sóc, các bộ phận của cây từ rễ, thân, bông, lá, quả đều có ích cho con người. Cây thường được trồng sử dụng làm lương thực chăn nuôi gia súc hay bào chế thành dược liệu, có giá trị kinh tế rất cao. Nhiều hộ dân đã truyền tai nhau và ứng dụng thành công mô hình làm giàu nhờ trồng Cây So Đũa kết hợp với nuôi dê thịt, dê nái. 


Mô hình làm giàu trồng Cây So Đũa kết hợp nuôi dê

Lá So Đũa nguồn thức ăn chính nuôi dê

Trước kia để chăn nuôi dê, người chăn nuôi phải trồng cỏ hoặc thả dê trên đồi để dê tìm thức ăn. Nhưng giờ đây đã có nhiều Bà con thành công với mô hình nuôi dê nhốt chuồng bằng Lá So Đũa. Điển hình là trường hợp của anh Đỗ Văn Tú, phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) bước đầu đã thành công với mô hình làm giàu này. Anh Tú đã trồng tới 200 Cây So Đũa để lấy lá cho đàn dê của mình.

Dê là động vật dễ nuôi, nguồn thức ăn rất đa dạng gồm tất cả các loại cây tạp, nhưng để cho dê bóng và đẹp thì phải cho ăn them Lá Cây So Đũa. Nhờ kinh nghiệm cho dê ăn Lá So Đũa, mà nhiều hộ dân đã xuất chuồng những đàn dê béo đẹp, mượt mà rất được giá.


Lá So Đũa nguồn thức ăn chính nuôi dê

Mô hình chăn nuôi dê kết hợp trồng so đũa phù hợp với nông dân ít vốn

Những người nông dân, những hộ nông dân nghèo là những hộ không có nhiều vốn làm ăn thậm chí phải vay hoặc nhờ vào nguồn hỗ trợ của địa phương, nhà nước. Với việc đầu tư một đàn dê 10-20 con dê giống cũng tốn cả một khoản tiền từ 20-30 triệu.

Mô hình nuôi dê nhốt chuồng hiện nay nhiều người dân lựa chọn, bởi dê là loài vật dễ chăm sóc, mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên và những hộ vốn ít. Thường thì một con dê nái mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lần đẻ 2 -3 con, nhờ chủ động được nguồn thức ăn nên người dân có thể nhanh chóng nhân giống thêm dê con.


Mô hình chăn nuôi dê kết hợp trồng so đũa phù hợp với nông dân ít vốn

Với việc trồng Cây So Đũa xung quanh chuồng, trại nuôi dê vừa giúp vật nuôi có bóng mát, vừa có nguồn thức ăn dồi dào dinh dưỡng. Hơn nữa, người trồng cây còn có thể khai thác củi từ các Cành Cây So Đũa đế bán. Phần non của hoa, quả, lá còn được dùng làm rau ăn hàng ngày.

Rễ Cây So Đũa có rất nhiều nốt sần to thu hút đạm khí trời (ni –tơ) làm màu mỡ cho đất; giúp người nông dân dễ dàng trồng những loại cây khác xen kẽ để nâng cao giá trị kinh tế.

VÌ SAO NÓI CÂY SO ĐŨA CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH

Cây So Đũa loài Cây Nhiệt Đới, Cây Mọc Hoang và thường được trồng làm Cây Cảnh vì có hoa đẹp và dùng các phần non (hoa, lá, quả) để làm rau ăn. Lá làm thức ăn cho gia súc và làm phân xanh. Thân cành làm củi đun và làm trụ nọc cho Hồ Tiêu leo. Ngoài ra, trong dân gian Cây So Đũa còn được xem là một loại dược liệu có tác dụng chữa nhiều loại bệnh.


Vì sao nói Cây So Đũa có tác dụng chữa bệnh

Thành phần hóa dược liệu trong Cây So Đũa

Người dân có thể thu hái vỏ rễ, vỏ thân quanh năm và lấy hoa khi mới nở, dùng tươi hoặc phơi khô để dành dùng dần đều được.

Thành phần hoá học: Trong vỏ cây có chất gôm nhựa, hai chất màu là agathin màu đỏ và xanthoagathin màu vàng, còn có basorin, một chất nhựa, tanin. Vỏ So Đũa có vị đắng, chát; có tác dụng chỉ tả, trừ lỵ, viêm ruột.


Thành phần hóa dược liệu trong Cây So Đũa

Lá, hoa và quả non chứa nhiều chất đường, đặc biệt Hoa So Đũa chứa hàm lượng vitamin C cao, vitamin B. muối calcium và sắt, các acid amin. Lá có tác dụng hạ nhiệt. Hoa So Đũa thường được dùng nấu canh chua, đọt non ăn như rau với mắm sống, món kho… Ngoài ra, đọt non, lá và hoa So Đũa cũng được ăn như rau xanh.

Trái So Đũa khi còn non gập bẻ đôi xào với thịt hay luộc, khẩu vị không khác đậu đũa hay đậu cô ve, là món ăn ngon rất bổ dưỡng cho sức khỏe.

Một số bài thuốc dân gian từ Cây So Đũa

Vỏ thân Cây So Đũa được dùng làm thuốc bổ đắng giúp ăn ngon cơm, dễ tiêu hoá. Đồng thời làm thuốc chữa lỵ, ỉa chảy và viêm ruột.

Ở Ấn Độ, Người dân dùng Vỏ Cây So Đũa hãm uống trị đậu mùa. Nhựa vỏ cây dùng làm thuốc săn da, hoa và lá dùng chữa cảm cúm. Dịch của hoa và của lá So Đũa là một vị thuốc dân gian ở Ấn Độ để trị chứng sổ mũi và chứng đau đầu. Khi vào mũi, nó tạo ra sự tiết nhiều dịch và làm tan biến đi cảm giác đau nhức và nặng nề ở trên đỉnh đầu. Nước sắc hoa cũng dùng để tẩy.


Một số bài thuốc dân gian từ Cây So Đũa

Ở Việt Nam, Vỏ Cây So Đũa được dùng làm thuốc bổ, khai vị, trị thổ tả. Hoa và lá non giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi chữa cảm cúm. Cách sử dụng rất đơn giản là loại bỏ đi lớp vỏ cứng bên ngoài, phần vỏ xanh trắng bên trong dùng để nhai chầm chậm nuốc nước hơi rít, có vị hơi chát và ngọt, làm hạ đờm suyễn, ho ngứa cổ, làm nhọt lở trong miệng chóng lành.

Cây So Đũa có rất nhiều công dụng, chúng được sử dụng hàng ngày vừa nguyên liệu trong chế biến món ăn, cây có thể làm thuốc phòng chữa một số bệnh trong nhân gian.

PHÂN BIỆT CÁC GIỐNG SO ĐŨA

Cây So Đũa được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nước với nhiều giống khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có tác dụng vừa làm rau ăn vừa nguyên liệu chăn nuôi gia súc, vừa có tác dụng chữa bệnh. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về những Giống So Đũa được trồng hiện nay.


Phân biệt các Giống So Đũa

Giống So Đũa Bông Trắng

Giống So Đũa Bông Trắng chia làm hai loại là So Đũa Bông Trắng và So Đũa Tứ Quý Bông Trắng (So Đũa Thái Lan). Giống So Đũa Tứ Quý Bông Trắng thuộc dạng cây họ đậu, thân gỗ, cây phát triển nhanh, chiều cao hơn 5m, tuổi thọ lên tới hơn 10 năm. Cây ưa nắng, lá tương tự lá me. Cây mọc thẳng đứng, tàn thưa, nhánh ngắn và giòn. Có khả năng chống chịu trong các điều kiện đất phèn, mặn, chua, hạn. Giống này trồng nhiều ở những nơi có khí hậu nóng ẩm. Ngoài ra, rễ có nhiều nốt sần làm tốt đất tương tự các giống thuộc họ đậu khác.


Giống So Đũa Bông Trắng

Giống So Đũa Bông Trắng ra bông theo mùa, thường là mùa gió chướng, giống này được trồng rất lâu tại VN, ăn không có vị đắng nhưng chậm ra bông, hiệu quả kinh tế không cao. Ngược lại giống So Đũa Tứ Quý Bông Trắng (hay còn gọi là So Đũa Thái, loại hiện đang bán) có khả năng ra bông rất sớm, khi gieo hạt đến khi ra bông là 60 ngày và có khả năng ra hoa quanh năm liên tục.

Giống So Đũa khác

Ngoài hai Giống So Đũa phổ biến kể trên còn có So Đũa Bông Hồng, giống này khi ăn bông có vị đắng, hiện nay rất hiếm vì ăn không ngon nên không được trồng nhiều nữa.


Giống So Đũa Bông Hồng

Cây So Đũa dễ trồng, có thể trồng trong vườn và trong chậu đều được, chúng dần trở thành món ăn ưa thích của người dân thành thị. Vì thế, hiện nay Giống So Đũa Tứ Quý Thái Lan có năng suất cao đang được ưa chuộng trồng ở nhiều nơi.

CÂY SO ĐŨA ĐƯỢC TRỒNG NHIỀU Ở NHỮNG NƠI NÀO?

Cây So Đũa có giá trị kinh tế cao, đồng thời cũng là loại cây đa tác dụng và tốt cho sức khỏe con người. Cây được được nhiều người trồng để thu hoạch bông làm lương thực chế biến trong những món ăn hàng ngày. Cây So Đũa rất gần gũi với con người Việt Nam đặc biệt là từ khu vực Miền Trung trở vào, bên cạnh đó Cây So Đũa còn giúp chữa nhiều loại bệnh phổ biến.


Cây So Đũa

Nguồn gốc và sự phân bố Cây So Đũa trên thế giới

Cây So Đũa là một loại cây thân gỗ thuộc chi Sesbania trong họ Đậu (Fabaceae). Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ hay Đông Nam Á và mọc ở những nơi nóng ẩm.

Cây phân bố nhiều ở các vùng nhiệt đới Châu Á như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, và Việt Nam từ mực nước biển 1- 800 m, cây có thể mọc hoang hoặc trồng theo bờ ruộng, ven đê, ven đường, trong sân, vườn…


Nguồn gốc và sự phân bố Cây So Đũa trên thế giới

Ngoài ra, Cây So Đũa còn được trồng ở Miền Nam Florida (Mỹ), Miền Nam Mexico và hầu hết các nước Trung Mỹ đến Nam Mỹ. Để làm nguyên liệu làm bột giấy và trồng nấm (NAS, 1980).

Sự phân bố Cây So Đũa tại Việt Nam

Ở nước ta Cây So Đũa phát triển mạnh ở Miền Trung trở vào. Ở Nam Bộ Cây So Đũa mọc hoang hoặc được trồng theo bờ kênh, bờ ruộng, đất vườn.


Sự phân bố Cây So Đũa tại Việt Nam

Người dân sử dụng Lá So Đũa làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là làm thức ăn chăn nuôi dê. Lá So Đũa tươi còn được dùng làm thức ăn cho cá mè, trắm cỏ, rô phi, ủ chua làm thức ăn cho bò, heo rất tốt. Thân, nhánh Cây So Đũa làm củi đun. Thân cây dùng làm nguyên liệu trồng nấm.

Bông So Đũa dùng như rau đặc sản cao cấp, dùng trong các món gỏi, lẩu, muối dưa chua. Các bộ phận thân, cành, nhánh, lá, hoa So Đũa được dùng làm thuốc chữa bệnh.