CHIA SẺ

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

GIỚI THIỆU VỀ CÂY SO ĐŨA TỨ QUÝ



Cây So Đũa Tứ Quý

Tên phổ thông: So Đũa Tứ Quý, So Đũa Thái, Sua Đũa Tứ Quý
Tên khoa học: Sesbania Grandiflora
Họ thực vật: Fabaceae ( Họ đậu)
Nguồn gốc xuất xứ: Ấn Độ, Đông Nam Á
Phân bố ở Việt Nam: Cây Sò Đũa Tứ Quý phát triền mạnh ở Miền Trung trở vào

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Thân cao 5 -10 m, có vỏ dày, sần sùi và tiết ra mủ đỏ, sống kéo dài 5 – 10 năm, là cây bụi lớn với nhiều cành, lá phát triển. Thân cành được dùng làm củi đun, làm nguyên liệu bột giấy, nguyên liệu để trồng nấm mộc nhỉ, bào ngư… Rễ thuộc loại rễ cọc, có nhiều rễ phụ ăn cạn và rể non có thể được vi khuẩn cộng sinh để tạo nốt sần có khả năng tổng hợp đạm và không khí. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 20 – 25 đôi lá chét, hình bầu dục thuôn, lá bẹ rụng sớm và lá non mọc nhiều vào đầu mùa mưa.

Hoa, quả, hạt: Hoa to, mọc thành chùm ngắn có 3 – 5 cái thõng xuống ở nách lá, dạng hoa môi dài 7 -8 cm, màu trắng đôi khi màu hồng trắng hay hồng. Quả nang tự khai, dài như quả đậu đũa thot lại ở hai đầu, dài 30 – 50 cm, hơi dẹt lại ở khoảng cách giữa các hạt. Hạt hình thận, màu vàng sậm đến nâu.

B. Đặc điểm sinh lý:

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Cây thích nghi với đất nhẹ, phì nhiêu, nhưng cũng chịu được đất nặng, đất nghèo, đất phèn, đất khô, vừa hay ẩm.

Giá trị của So Đũa Tứ Quý: Trong vỏ Cây Sò Đũa có vị đắng, chát, có tác dụng làm thuốc bổ đắng giúp ăn ngon cơm, dễ tiêu hóa. Còn dùng chữa lỵ, ỉa chảy, viêm ruột…Hoa dùng chữa cảm cúm, hạ nhiệt…

Nhựa vỏ cây dùng làm thuốc săn da. Hoa dùng để hỗ trợ điều trị bệnh vàng da, viêm phế quản, bệnh gút, phù nhũng và sốt cách nhật. Rễ dùng để chữa viêm nhiễm, giun sán, động kinh, ngứa, bệnh phong, bệnh quáng gà….




Bông So Đũa Tứ Quý